I. Mở Đầu: VÌ sao phải hiểu Thập Thần?
Thập Thần là khái niệm trung tâm trong Bát Tự, dùng để phân tích quan hệ ngũ hành giữa Nhật Ngụ cùng các Thiên Can còn lại trong Tứ Trụ. Đây chính là công cụ giáo trình giúp ta giải mã tính cách, nghề nghiệp, hôn nhân, tiền tài, vận hạn và dụng thần của mỗi người.
Trích trong Giáo Trình dạy Bát Tự của Mai Hoa Dịch Quán.
Thuộc tính:
Tỷ: Chủ về trợ giúp, tốt cho mệnh nhược, cường, xấu cho vượng.
Kiếp (xấu 3): Chủ về trợ giúp, tốt cho mệnh nhược, cường, xấu cho vượng. (chú ý dễ bị chiếm đoạt).
Thực: Chủ về cát tinh, được lợi, sinh tài và thịnh vượng, tốt cho mệnh vượng, cường và bình.(mệnh nhược dễ hao thân).
Thương (cự xấu): Chủ về hung tinh, hao tài tốn của, bệnh tật, thương tật, thị phi, công việc thay đổi, kiện tụng.
Thiên Tài: Chủ về thiên phú, may mắn, lộc trời cho, tốt cho mệnh vượng, cường và bình. (mệnh nhược chỉ có tài vặt).
Chính Tài (xấu 2): Chủ về bản thân có năng lực, gây dựng tốt nhưng dễ dựng, dễ phá, mệnh nhược dễ bệnh tật ốm đau, Có thể vì tiền mà lao lý.
Quan: Chủ về quan chức, làm chủ có quyền thế, tiếng nói, học thức, trí tuệ và của cải. Tốt cho mệnh vượng, cường và bình.(mệnh nhược nói hay hơn làm).
Sát (cực xấu): Chủ về xô xát, va chạm, xung đột, phá sản, lao lý, kiện tụng, tai ương.
Ấn: Chủ về sinh dương, phúc hậu, may mắn, quý nhân phù trợ, học thức, học vị, cát lợi. Tốt cho mệnh cường, bình, nhược. (Mệnh vượng tốt hóa xấu)
Kiêu (xấu 1): Chủ về bị lợi dụng, không thật lòng, vì mục đính, ngạo mạn, dựng lên xong mất, chiếm đoạt.
Tương tác:
Thân cường, bình, nhược cần Ấn, Tỷ.
Thân Vượng cần Quan, Thực, Thiên Tài.
Dù mệnh vượng cường bình nhược đều sợ Sát, thương sau đó tới kiêu, Chính Tài và kiếp.
Mệnh nhược gặp cả sát, thương là mệnh yểu: Chủ về mất sớm hoặc bệnh tật triền miên.
Lưu niên đại vận cùng tới. Chủ về chết chóc, chết hụt, thương tật. (có thể người nhà thế thân)
Sát thương cùng thời. Chủ về nguy nan, bệnh tật còn phá sản.
II. NGUỒN GỐC THẬP THẦN VÀ QUY LUẬT HÌNH THÀNH
1. 5 quan hệ ngũ hành cơ bản
- Ta sinh ra: Thực Thần (Dương), Thương Quan (Âm)
- Ta bị sinh ra: Ấn Tinh (Dương), Thiên Ấn (Âm)
- Ta khác chế: Tài Tinh (Dương), Thiên Tài (Âm)
- Ta bị khác chế: Chính Quan (Dương), Thất Sát (Âm)
- Ngang vai, giúp đỡ: Tỷ Kiếp (Dương), Kiếp Tài (Âm)
2. Vì sao là "Thập" Thần?
Tuy chỉ có 5 loại quan hệ gốc, nhưng do ngũ hành phân âm dương nên mỗi quan hệ sẻ chia thành hai loại âm - dương khác nhau. Vì vậy, 5 x 2 = 10: Thập Thần.
3. Nguyên lý xác định Thập Thần
- "Ta" là Thiên Can Nhật Trụ (ngày sinh)
- Dựa vào ngũ hành của các can khác để xác định quan hệ với "Ta"
- Cùng hành + khác dấu: Tỷ Kiếp (D), Kiếp Tài (Â)
- Sinh "Ta": Ấn Tinh (D), Thiên Ấn (Â)
- "Ta" sinh: Thực Thần (D), Thương Quan (Â)
- Khắc "Ta": Chính Quan (D), Thất Sát (Â)
- "Ta" khắc: Chính Tài (D), Thiên Tài (Â)
III. CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XÁC ĐỊNH THẬP THẦN
1. Theo ngũ hành
- Mỗi ngũ hành có 2 Thiên Can, chia âm dương:
- Mộc: Giáp (D), Ất (Â)
- Hỏa: Bính (D), Đinh (Â)
- Thổ: Mậu (D), Kỷ (Â)
- Kim: Canh (D), Tân (Â)
- Thủy: Nhâm (D), Quý (Â)
2. Nguyên tắc chọn chính hay thiên
- Cùng dấu: Thiên (Thiên Quan, Thiên Tài...)
- Trái dấu: Chính (Chính Quan, Chính Tài...)
3. Ví dụ minh họa
Nhật can: Ất Mộc (Âm Mộc)
- Sinh ta: Nhâm (Chính Ấn), Quý (Thiên Ấn)
- Trợ ta: Giáp (Kiếp Tài)
- Bị ta khắc: Mậu (Chính Tài), Kỷ (Thiên Tài)
- Khắc ta: Canh (Chính Quan), Tân (Thất Sát)
- Ta sinh: Đinh (Thực Thần), Bính (Thương Quan)
Nhật can: Nhâm Thủy (Dương Thủy)
- Sinh ta: Canh (Thiên Ấn), Tân (Chính Ấn)
- Trợ ta: Nhâm (Tỷ Kiếp), Quý (Kiếp Tài)
- Bị ta khắc: Bính (Thiên Tài), Đinh (Chính Tài)
- Khắc ta: Mậu (Thất Sát), Kỷ (Chính Quan)
- Ta sinh: Giáp (Thực Thần), Ất (Thương Quan)
IV. TƯƠNG SINH – TƯƠNG KHẮC GIỮA THẬP THẦN
1. Vòng sinh
Tỷ Kiếp → Thực Thần → Tài Tinh → Quan Tinh → Ấn Tinh → Tỷ Kiếp
2. Vòng khắc
- Tỷ Kiếp khắc Tài Tinh
- Tài Tinh khắc Ấn Tinh
- Ấn Tinh khắc Thực Thần
- Thực Thần khắc Quan Tinh
- Quan Tinh khắc Tỷ Kiếp
V. ỨNG DỤNG THẬP THẦN TRONG BÁT TỪ
1. Dự đoán nghề nghiệp
- Thương Quan và Thực Thần: nghề nghệ thuật, giáo dục, ăn nói
- Quan Tinh: nghề nhà nước, quản lý, vân hóa
- Tài Tinh: kinh doanh, tiền tài, thương mại
- Ấn Tinh: nghề nghiên cứu, y dược, học thuật
- Tỷ Kiếp: người đồng hành, hoặc đối đầu
2. Phán đoán tính cách
- Quan Tinh và Ấn Tinh vượng: người khuôn mẫu, nghiêm từ
- Tài Tinh và Thương Quan vượng: người có tham vọng, phá cố
- Tỷ Kiếp nhiều: tính cách ngang bướng, ưa cạnh tranh
3. Dụng Thần trong tứ trụ
- Mệnh nhược: chọn Thập Thần sinh trợ
- Mệnh vượng: chọn Thập Thần tiết chế
VI. KẾT LUẬN
Thập Thần là "ngôn ngữ chuyên môn" trong Bát Tự, giúp ta nhìn sâu vào các mối quan hệ vận mệnh. Hiểu và dùng Thập Thần đúng cách là chìa khóa để giải mã nghề nghiệp, đình hướng cá nhân và hóa giải không đề.